Waste cellar

Hầm chứa chất thải

Dự án Nhà máy tái chế, xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại được thiết kế, xây dựng và vận hành theo một quy trình hoàn chỉnh, công nghệ tiên tiến nhằm phát huy tối đa hiệu quả tái chế, xử lý chất thải từ khi phát sinh cho đến xử lý cuối cùng, nhằm giải quyết được vấn đề môi trường hiện tại cho địa phương, chủ dự án tiến hành quy hoạch các hầm chứa để xử lý cuối cùng các chất thải không còn khả năng tái sử dụng, tái sinh được góp phần xử lý triệt để các vân để ô nhiễm môi trường hiện này.

 Thiết kế hầm chứa CTCN

Chất thải được thu gom và xử lý tại hầm chứa là phần còn lại sau công đoạn tái chế từ nhà máy nên việc xử lý lượng chất thải này hoàn toàn chủ động. Các loại chất thải này sẽ sau khi đã được phân loại tái chế, các chất thải không còn khả năng tái chế sẽ được lưu giữ an toàn tại kho chứa chất thải. Khi lượng chất thải công nghiệp không nguy hại chờ chôn lấp đủ số lượng cần thiết cho 1 hầm chứa (7.500 tấn/5 năm) sẽ được xe chuyên dùng vận chuyển đến hầm chứa chất thải công nghiệp không nguy hại để để xử lý vào mùa khô. Các hầm chứa chất thải được thi công lần lượt.  Kế hoạch xây dựng các hầm chứa CTCN được thể hiện trong Bảng 1.16.

Bảng 1.16: Kế hoạch xây dựng các hầm chứa CTCN

TT

Ký hiệu

Khoảng thời gian lưu giữ chất thải chờ xử lý

Dự kiến thời gian thi công hầm chứa

Số năm tích lũy chất thải chờ xử lý

1

CN 1

T8/2012 – 2020

2020

7 năm 4 tháng

2

CN 2

2021 - 2026

2026

5 năm

3

CN 3

2027 - 2032

2032

5 năm

4

CN 4

2033 - 2038

2038

5 năm

5

CN 5

2039 - 2044

2044

5 năm

6

CN 6

2045 - 2050

2050

5 năm

7

CN 7

2051 - 2056

2056

5 năm

8

CN 8

2057 - 2062

2062

5 năm

Nguồn: Dự án đầu tư, năm 2012.

Hầm chứa chất thải không nguy hại được thiết kế theo tiêu chuẩn được thể hiện trong Bảng 1.17.

Bảng 1.17: Tiêu chuẩn thiết kế hầm chứa chất thải công nghiệp

TT

Mô tả

Thông số

kỹ thuật

Ghi chú

        1   

Số ngày hoạt động

300 ngày/năm

Số ngày dùng để tính toán lượng chất thải

        2   

Khối lượng chất thải lưu giữ chờ xử lý trong 01 năm

1.500 tấn/năm

Lưu chứa trong khu lưu giữa chất thải chờ xử lý cho đến khi đạt khối lượng 01 hầm chứa chất thải

        3   

Số năm lấp đầy 1 hầm chứa chất thải

5 năm

5 năm thực hiện xử lý 01 lần

        4   

Khối lượng chất thải cần xử lý trong 5 năm

7.500 tấn

Khối lượng chất thải đủ để thi công 01 hầm chứa chất thải

        5   

Thể tích chất thải xử lý 5 năm (0,7 tấn/m3)

10.714 m3

Thể tích chất thải tích lũy trong 5 năm để thực hiện xử lý tại 01 ô

        6   

Diện tích 1 ngăn chưa chất thải

670 m2

-

Nguồn: Dự án đầu tư, năm 2012.

Để đảm bảo các vấn đề môi trường thứ phát trong quá trình xử lý chất thải công nghiệp sau cùng, hầm chứa cũng sẽ được thi công với đầy đủ các lớp lót theo tiêu chuẩn thiết kế.

-  Lớp lót đáy

Sử dụng cấu tạo hệ thống lớp lót đáy và thành kép gồm 2 lớp thoát nước, mỗi lớp có cấu tạo như sau:

+     Lớp đất hiện hữu (đất nền đầm chặt);

+     Lớp đất sét dày 0,3 m đầm chặt (hệ số thấm k 10-7cm/s);

+     Lớp chống thấm HDPE dày 2 mm;

+     Lớp cát thoát nước 0,3 m, (hệ số thấm k = 0,9);

+     Lớp vải địa kỹ thuật (Geotexttile);

-  Lớp thoát nước

Hấm chứa chất thải cũng sẽ được bố trí tuyến thoát nước chính chạy dọc các hầm chứa chất thải. Các tuyến nhánh dẫn nước rỉ  rác về tuyến chính. Tuyến chính dẫn nước rác về hố thu để bơm về khu xử lý nước thải của nhà máy.

Trên mỗi tuyến ống cứ 180 – 200 m lại có 1 hố lắng để đề phòng tránh tắc nghẽn ốn. Hố lắng được xây bằng gạch, có kết cấu chống thấm. Kích thước hố lắng 800 mm x 800 mm x 800 mm. Ống thu gom nước rác có mặt phía trong nhẵn, đường kính 150 mm. Ống đục lỗ 10 mm trên suốt chiều dài tuyến ống. Hệ thống thoát nước được mô tả trên hình vẽ.

Nếu nhà máy vận hành với công suất tối đa, trung bình hàng ngày có 5 tấn CTCN được xử lý.

Khu xử lý CTNH

Hấm chứa chất thải nguy hại được thiết kế để tiếp nhận chất thải nguy hại (phát sinh chủ yếu từ nhà máy), có tính chất trơ không thể tái chế hoặc xử lý bằng các phương pháp nhiệt, hóa lý hoặc sinh học. Khu vực bố trí hầm chứa chất thải nguy hại (sau khi đã ổn định, hóa rắn) được chia thành các hầm chứa như khu xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại.

Hầm chứa chất thải nguy hại được dùng để xử lý các loại chất thải nguy hại hoặc các chất thải có ngưỡng chất thải nguy hại vượt giá trị quy định theo Quy chuẩn QCVN 07:2009 về ngưỡng chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chất thải nguy hại trước khi xử lý sau cùng đã được xử lý, ổn định, hóa rắn và được lưu giữ an toàn tại kho lưu giữ chất thải chờ xử lý. Khi đã đủ số lượng, dự án thực hiện thi công lần lượt các hầm chứa chất thải và chất thải sẽ được đưa đi xử lý trong mùa khô.

1) Các thông số cơ bản trong thiết kế

Hầm chứa chất thải nguy hại được quy hoạch và thiết kế xây dựng theo nguyên tắc sau:

-  Mức độ nén chất thải tính theo khối lượng riêng (800 kg/m3);

-  Hiệu suất sử dụng hầm chứa là 80%;

-  Các hầm chứa được thiết kế có diện tích vừa đủ để lấp đầy trong thời gian 5 năm. Căn cứ vào sự biến động của khối lượng chất thải công nghiệp qua các năm nên việc thiết kế các hầm chứa chất thải được phân chia giai đoạn nhằm tạo sự đồng nhất;

Tiêu chuẩn thiết kế được thể hiện trong Bảng 1.18.

Bảng 1.18: Tiêu chuẩn thiết kế hầm chứa chất thải nguy hại

TT

Mô tả

Thông số

kỹ thuật

Ghi chú

        1   

Số ngày hoạt động

300 ngày/năm

Số ngày dùng để tính toán lượng chất thải

        2   

Khối lượng chất thải lưu giữ chờ xử lý trong 01 năm

1.500 tấn/năm

Lưu chứa trong khu lưu giữa chất thải chờ xử lý cho đến khi đạt khối lượng 01 hầm chứa chất thải

        3   

Số năm lấp đầy 1 hầm chứa

5 năm

5 năm thực hiện xử lý 01 lần

        4   

Khối lượng chất thải xử lý trong 5 năm

7.500 tấn

Khối lượng chất thải đủ để thi công 01 hầm chứa chất thải

        5   

Thể tích chất thải xử lý 5 năm (0,7 tấn/m3)

9.375 m3

Thể tích chất thải chôn tích lũy trong 5 năm để thực hiện xử lý tại 01 ô

        6   

Diện tích 1 hầm chứa lấp trung bình

500 m2

-

Nguồn: Dự án đầu tư, năm 2012.

2) Kế hoạch xây dựng các hầm chứa CTNH

Kế hoạch xây dựng các hầm chứa CTCN được thể hiện trong Bảng 1.19.

Bảng 1.19: Kế hoạch xây dựng các hầm chứa CTCN

TT

Ký hiệu hầm  chứa chất thải

Khoảng thời gian lưu giữ chất thải chờ xử lý

Dự kiến thời gian thi công hầm chứa chất thải

Số năm tích lũy chất thải chờ xử lý

1

NH 1

T8/2012 – 2020

2020

7 năm 4 tháng

2

NH 2

2021 - 2026

2026

5 năm

3

NH 3

2027 - 2032

2032

5 năm

4

NH 4

2033 - 2038

2038

5 năm

5

NH 5

2039 - 2044

2044

5 năm

6

NH 6

2045 - 2050

2050

5 năm

7

NH 7

2051 - 2056

2056

5 năm

8

NH 8

2057 - 2062

2062

5 năm

Nguồn: Dự án đầu tư, năm 2012.

3) Các thông số kỹ thuật thi công

a) Cấu tạo hệ thống lớp lót đáy và thành kép gồm:

Đáy hầm chứa được thiết kế sử dụng hệ thống lớp lót đáy kép. Cấu tạo hệ thống lớp lót đáy kép gồm:

-  Lớp đất hiện hữu (đất nền đầm chặt);

-  Lớp đất sét dày 0,3 m đầm chặt (hệ số thấm k  10-7cm/s);

-  Lớp chống thấm HDPE dày 2 mm;

-  Lớp cát thoát nước 0,3 m, (hệ số thấm k = 0,9);

-  Lớp vải địa kỹ thuật (Geotexttile);

 

 

b) Kết cấu hệ thống thu nước rò rỉ

Mỗi hầm chứa chất thải có hai hệ thống thu gom nước rác, gồm các lớp sau:

-  Tầng thu nước rác thứ nhất

+     Hệ thống ống thu gom  nước rác thứ nhất

+     Lớp chống thấm thứ nhất

-  Tầng thu nước thứ 2

+     Hệ thống ống thu gom nước rác thứ 2

+      Lớp chống thấm thứ hai.

Hệ thống ống thu gom nước rỉ của mỗi hầm chứa được thiết kế với yêu cầu sau:

-  Có 1 hoặc nhiều tuyến chính chạy dọc theo hướng dốc của hầm chứa. Các tuyến nhánh dẫn nước rò rỉ về tuyến chính. Tuyến chính dẫn nước rò rỉ về hố thu để bơm hoặc dẫn thẳng vào công trình xử lý nước rác.

-  Trên mỗi tuyến ống, cứ 180-200 m lại có 1 hố lắng để phòng tránh sự tắc nghẽn ống. Hố lắng thường được xây bằng gạch, có kết cấu chống thấm. Kích thước hố lắng 800mm x 800mm x 800 mm. Ống thu gom nước rò rỉ có mặt phía trong nhẵn, đường kính không nhỏ hơn 150 mm. ống được đục lỗ với đường kính từ 10-20 mm trên suốt chiều dài ống với tỷ lệ lỗ rỗng chiếm từ 10-15% diện tích bề mặt ống.

Đường ống thu gom nước rỉ cần đảm bảo độ bền hoá học và cơ học trong suốt thời gian vận hành hầm chứa. Độ dốc của mỗi tuyến ống tuỳ thuộc vào địa hình đáy hầm chứa nhưng không nhỏ hơn 2% đối với tuyến nhánh và 1% đối với tuyến chính. Tầng thu gom nước chất thải phải có chiều dày ít nhất 30cm với những đặc tính sau: có ít nhất 5% khối lượng hạt có kích thước ≤ 0,075 mm, hệ số thấm K ≤ 10-2 cm/s. Càng gần ống thu, dẫn nước kích thước hạt càng lớn để ngăn sự dịch chuyển của các hạt cát mịn gây tắt nghẽn hệ thống thu gom và vẫn đảm bảo nước tự chảy xuống hệ thống thu gom

Nước rò rỉ (nếu có) được thu gom, xử lý tại HTXLCL sau đó tiếp tục bơm về HTXLNTTT của nhà máy. Chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam theo QCVN 25:2009/BTNMT, cột A và QCVN 40:2011/BTNMT, cột A.

 

ochonlap1.jpg

 

ochonlap2.jpg

 

O chon lap3.JPG

Scroll