Quy trình hoạt động của nhà máy tái chế, xử lý CTCN và nguy hại

Quy trình hoạt động của nhà máy được thể hiện trong

Untitled-2.jpg

 

 

  Thu gom và vận chuyển chất thải

Quá trình thu gom, vận chuyển chất thải sẽ được thực hiện theo sơ đồ quy trình trong

image013.png

 Sơ đồ quy trình thu gom và vận chuyển chất thải

-  Từ thông tin của khách hàng về chủng loại hàng hóa và số lượng cần thu gom, chủng loại xe và tải trọng sẽ được điều đến vị trí thu gom cho phù hợp. Thông thường:

+     Đối với chất thải dạng lỏng: xe bồn có dung tích 12 m3 sẽ được sử dụng để thu gom.

+     Đối với chất thải khác: xe tải loại 0,5 tấn; 1 tấn; 2 tấn và 5 tấn với thùng xe kín cấu tạo khung sườn bằng inox sẽ được sử dụng.

-  Trên các phương tiện vận chuyển đều có trang bị các trang thiết bị ứng cứu sự cố theo quy định của pháp luật nhằm khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.

-  Các nhà máy sản xuất sẽ cử nhân viên của nhà máy tiến hành đóng gói CTNH trước khi xe vận chuyển đến. Khi xe vận chuyển đến địa điểm thu gom, cán bộ kỹ thuật của công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 (gọi đây gọi tắt là Thanh Tùng 2) sẽ kiểm tra về tình trạng bao bì, thùng chứa và các thông tin về thành phần và lượng chất thải. Nếu các thùng chứa được làm bằng vật liệu tương thích với chất thải chứa bên trong (không phản ứng với chất thải), đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật (như không rò rỉ, chịu va đập,…) và đầy đủ các thông tin cũng như dấu hiệu cảnh báo thì chất thải sẽ được cho phép chất lên xe. Trong trường hợp chất thải được đóng gói không đúng theo quy định hoặc ghi thiếu thông tin, các loại chất thải này sẽ được đóng gói lại cho đúng yêu cầu trước khi cho xếp lên xe.

-  Sau khi chất hàng lên xe, dấu hiệu cảnh báo tương ứng với loại chất thải vận chuyển sẽ được gắn lên hai bên thùng xe và mặt sau của xe theo đúng quy định về vận chuyển CTNH.

-  Sau khi hoàn thiện các bước trên, chất thải sẽ được vận chuyển về nhà máy. Khi chất thải về đến nhà máy, cán bộ kỹ thuật của công ty sẽ kiểm tra lại tình trạng, khối lượng chất thải và các thủ tục nhập kho theo đúng quy định quản lý CTNH. Xe sau khi thu gom chất thải sẽ được rửa sạch trước khi tiến hành đợt thu gom tiếp theo. Nước rửa xe sẽ được dẫn qua hệ thống xử lý nước thải để xử lý đạt quy chuẩn quy định..

-  Quá trình thu gom chất thải tại nguồn được thực hiện bởi chính các công nhân  làm việc tại nhà máy Thanh Tùng 2. Thời gian thu gom chất thải phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa công ty với chủ nguồn thải theo định hướng không làm cản trở đến sản xuất của công ty phát thải chất thải và giảm tối đa các sự cố có thể xảy ra đối với con người và môi trường. Chu kỳ thu gom phụ thuộc nhiều vào từng loại chất thải của chủ nguồn thải

  Tiếp nhận và phân loại chất thải

Xe vận chuyển chất thải về nhà máy sẽ đưa chất thải vào kho lưu trữ phù hợp theo hướng dẫn; nếu có vấn đề phát sinh, nhân viên chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển phải thông báo nhân viên quản lý để có sự điều chỉnh kịp thời.

Sau khi việc dỡ và xếp chất thải hoàn thành thì nhân viên chịu trách nhiệm vận chuyển thực hiện các công việc giấy tờ cần thiết như: ký xác nhận vào sổ theo dõi vận chuyển và giao các liên của Chứng từ CTNH cho nhân viên quản lý. Nhân viên quản lý kiểm tra và ký xác nhận hoàn thành việc vận chuyển chất thải.

Chất thải được phân loại và lưu kho như sau:

-  CTCN không nguy hại được đưa vào kho chứa CTCN, sau đó chúng được phân loại thủ công và lưu trữ riêng biệt.

-  CTCN nguy hại được phân loại dựa theo các trạng thái rắn/lỏng/bùn và chất thải là thùng phuy; sau đó chúng được đưa về 03 khu vực riêng biệt trong kho chứa CTNH: khu vực chứa CTNH dạng rắn, khu vực chứa CTNH dạng lỏng (bùn cũng được lưu trữ trong kho CTNH dạng lỏng) và khu lưu chứa thùng phuy.

-  Các sản phẩm đã được tái chế sẽ được sắp xếp chung vào kho thành phẩm. Kho thành phẩm cũng được chia thành các khu vực khác nhau: Khu vực chứa thùng phuy, khu vực lưu chứa nhớt, khu vực lưu chứa dung môi, khu vực lưu chứa chì, khu vực lưu chứa nhựa.

-  Tại các khu vực lưu trữ CTNH đều được gắn các kí hiệu cảnh báo nguy hại.

  Tái chế và xử lý chất thải

Chất thải lưu kho được đưa đi xử lý tại các hệ thống xử lý tương ứng, cụ thể:

-  Hệ thống tái chế nhớt thải: Xử lý nhớt nhiễm bẩn.

-  Hệ thống tái chế dung môi: Xử lý các loại dung môi thải.

-  Hệ thống tái chế nhựa: Xử lý các loại phế liệu nhựa, bao bì, nylon.

-  Hệ thống súc rửa và tái chế thùng phuy: Súc rửa thùng phuy dính bẩn CTNH, phục hồi và sơn lại thùng.

-  Hệ thống tái chế chất thải điện tử: Xử lý linh kiện điện, điện tử thải bỏ.

-  Hệ thống tháo dỡ ắc quy: Tháo dỡ ắc quy, xử lý dung môi thải.

-  Hệ thống tái chế chì: Tái chế chì thải thải, xỉ chì

-  Hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang: Xử lý bóng đèn huỳnh quang cũ, hỏng, vỡ.

-  HTXLCL nguy hại (vô cơ, hữu cơ): xử lý chất thải lỏng vô cơ và chất thải lỏng hữu cơ.

-  Hệ thống lò đốt: Xử lý các CTNH có khả năng đốt, bao gồm các CTNH từ thu gom từ các chủ nguồn thải và CTNH phát sinh từ hoạt động của nhà máy.

-  Hệ thống ổn định hóa rắn: Ổn định, hóa rắn tro, xỉ và các thành phần nguy hại

-  Khu xử lý chất thải: Chôn lấp CTCN và CTNH

Scroll